Tin tức

Doanh nhân 4.0

"Bí quyết “gối đầu giường” của những doanh nhân thành công thời hiện đại"

3209 người xem

Chia sẻ: Facebook Twitter Google

Muốn trở thành doanh nhân, bạn cần phải rèn luyện hoặc tích lũy cho mình những tính cách nhất định để đưa doanh nghiệp của mình phát triển. Bên cạnh những tố chất cần có của người làm kinh doanh, thì lộ trình triển khai như thế nào cũng vô cùng cần thiết…

 Những tố chất cần có

Thứ nhất là dám mạo hiểm. Doanh nhân là những người có thiên hướng ưa sự mạo hiểm. Kinh doanh luôn là một sự đầu tư nhiều rủi ro, nếu bạn không can đảm thì sẽ khó đạt được thành công. Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ nhận lấy thất bại. Những doanh nhân thành công sẽ không lấy nỗi sợ làm lý do để họ chùn bước. Họ có những ý tưởng mới và dám nghĩ dám làm để có thể đạt được thành công của mình.

Thứ hai là phải có tầm nhìn xa. Những người làm kinh doanh luôn có tầm nhìn xa trong công việc của mình. Họ luôn tính toán và suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. Họ có thể đưa ra những dự báo giá trị về thị trường để đưa ra định hướng phù hợp nhằm nắm bắt thời cơ, cũng như phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và định hướng vào thị trường mục tiêu…

Thứ ba là phải có mục tiêu. Những doanh nhân thành công luôn có mục tiêu. Họ sống hết mình cho công việc và đam mê của mình. Họ tin tưởng bản thân sẽ làm được. Nhờ sống có mục đích, cuộc sống của họ dễ dàng đi đúng hướng và có cơ hội phát huy tối đa khả năng của mình. Họ yêu công việc đang làm và từ đó giúp họ thu hút những người cộng sự tiềm năng. Thay vì cứ chăm chăm suy nghĩ về tiền bạc, người doanh nhân có tâm sẽ tập trung phần lớn công sức vào việc tạo ra giá trị cho cuộc sống của những người khác.

Thứ tư là kiên trì. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người khác lại thành công? Đó đơn giản là bởi vì họ kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình và không bao giờ bỏ cuộc. Họ không bao giờ nghĩ mình sẽ dừng lại hay từ bỏ bất trong cứ một việc gì. Một doanh nhân thành đạt là người có quan điểm rõ ràng về những gì họ muốn, và làm tất cả những gì có thể để bảo vệ giấc mơ đó khỏi những nghi hoặc, thất vọng hay buông xuôi. Con đường đi đến thành công cũng lắm chông gai nhưng không phải không có cách vượt qua. Hãy nhớ rằng luôn kiên định nỗ lực và không từ bỏ những gì được coi là lẽ sống của bạn nhé!

Thứ năm là suy nghĩ tích cực. Những người có tố chất của những người làm kinh doanh luôn suy nghĩ tích cực. Sự tích cực và lạc quan sẽ giúp một người doanh nhân vững bước trên con đường của mình. Những doanh nhân thành công sử dụng suy nghĩ tích cực như kim chỉ nam cho những hành động tiếp theo của mình dù họ biết rằng phía trước con đường của mình thường rất mù mờ, khó khăn và vất vả. Những suy nghĩ tích cực sẽ giúp họ trở nên minh mẫn và nhìn thấy những cơ hội mà người khác không nhìn thấy ngay cả trong những tình huống tuyệt vọng nhất.

Thứ sáu là biết chấp nhận rủi ro. Những doanh nhân thành công luôn biết chấp nhận rủi ro trong công việc kinh doanh của chính mình. Đây cũng là một trong những tố chất cần thiết và quan trọng của một người làm kinh doanh. Họ dám nghĩ, dám làm và dám chấp nhận thất bại của mình. Thừa nhận và chấp nhận rủi ro là điều cần thiết mà các ông chủ tương lai cần xác định rõ trước khi khai sinh ra doanh nghiệp.

Thứ bảy là tinh thần cống hiến cho xã hội, đây là triết lý cũng là văn hóa. Một doanh nghiệp và từng cá nhân phải luôn suy nghĩ rằng bản thân phải cống hiến hết mình, làm ra sản phẩm tốt nhất để phục vụ xã hội. Kinh doanh để làm giàu, nhưng phải tuân thủ pháp luật, từ nghĩa vụ thuế đến bảo vệ môi trường, không sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ các loài động vật nguy cấp quý hiếm, bảo vệ sức khỏe của con người. Bất cứ sản phẩm nào ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản đó thì không la mf. Cống hiến cho xã hội và lấy đó làm mục tiêu, làm niềm vui, niềm hạnh phúc chính là bí quyết  giúp bạn phát triển bền vững.

8 bước giúp bạn thành công trong kinh doanh

Bên cạnh những tố chất cần được trang bị, muốn công việc kinh doanh đạt đến đỉnh cao của sự thành công, bạn cũng không nên bỏ bảy bước dưới đây.

Thứ nhất là hoạch định kỹ. Yêu cầu đầu tiên cho sự thành công trong kinh doanh là việc hoạch định. Khi bạn lên trước kế hoạch cho mọi hoạt động càng chi tiết và toàn diện thì bạn càng có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các kế hoạch đó nhằm đạt được những kết quả mà bạn  mong muốn. Nếu bạn bỏ ra 20% thời gian ban đầu cho việc hoạch định, bạn sẽ tiết kiệm được 80% thời gian thực hiện các mục tiêu đề ra. Muốn vậy, đầu tiên bạn hãy tự hỏi và trả lời: Sản phẩm hay dịch vụ của tôi là gì; khách hàng là ai, mua những gì và đánh giá cao điều gì; điều gì làm cho sản phẩm hay dịch vụ của tôi nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh; khách hàng tiềm năng của tôi sẽ không mua những gì, mua gì từ các đối thủ cạnh tranh và những giá trị nào họ nhận được; làm thế nào để tôi có thể bù đắp cho những giá trị này và khiến khách hàng của các đối thủ cạnh tranh quay sang mua hàng của tôi; điều gì là quan trọng nhất khiến khách hàng của tôi bị thuyết phục và phải mua sản phẩm của tôi chứ không phải của ai khác? Khi đã tự hỏi và trả lời những câu hỏi này, bước tiếp theo là đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho doanh số và lợi nhuận. Xác định rõ ràng những yếu tố về nhân lực, tài chính, quảng cáo, tiếp thị, phân phối, quản lý và những công cụ hỗ trợ mà bạn cần có để thực hiện những chỉ tiêu đã đề ra.

Thứ hai là tổ chức tốt trước khi bắt đầu. Sau khi đã xây dựng được một kế hoạch hoàn chỉnh, bạn phải biết tổ chức tốt về con người và các nguồn lực cần thiết trước khi bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch đó. Trong việc tổ chức, bạn sẽ phải kết hợp tất cả những nguồn lực mà bạn đã xác định rằng bạn sẽ cần đến trong quá trình hoạch định.

Thứ ba là tìm được người thích hợp. Việc tìm người có năng lực, phẩm chất thích hợp để thực hiện các kế hoạch đã đề ra sẽ quyết định 95% chuyện thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Thứ tư là giao phó nhiệm vụ một cách sáng suốt. Bạn phải phát triển được cho mình khả năng giao phó nhiệm vụ cho cấáp dưới theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc, đúng cách”. Nếu thiếu khả năng này, bạn sẽ khiến cho mọi người không làm việc hết khả năng, thậm chí làm cho kế hoạch kinh doanh bị thất bại. Với tư cách là người điều hành quản lý  hoặc là chủ doanh nghiệp, bạn phải xác định cho mình hai hoặc ba nhiệm vụ quan trọng  nhất, góp phần làm nên nhiều giá trị nhấát cho doanh nghiệp, còn lại nên giao bớt cho người  khác.

Thứ năm là giám sát việc thực hiện kế hoạch. Cần xây dưng một hệ thống kiểm tra, giám  sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra nhằm  bảo đảm các kế hoạch phải đi đúng hướng.  Khi bạn đã giao phó công việc cho đúng  người, đúng cách, điều quan trọng là bạn phải  kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đó nhằm đảm  bảo cho nó được diễn ra đúng tiến độ kế hoạch  với chất lượng đạt yêu cầu đề ra. Giao phó công việc không có nghĩa là từ bỏ công việc.

Vì vậy phải xây dựng một hệ thống báo cáo sao cho bạn luôn được cập nhật những thông tin cần thiết về tiến độ thực hiện các công việc.  Bạn phải  bảo đảm rằng mọi người đã biết cần phải làm gì,  khi nào và theo những tiêu chuẩn,  yêu cầu nào. Sau đó, nhiệm vụ của bạn là bảo đảm cho họ có đủ thời gian và nguồn lực cần thiết để làm công việc đó một cách thỏa đáng. Công việc càng có tính chất quan trọng, bạn  càng cần phải thường xuyên kiểm tra.

Thứ sáu là đánh giá kết quả. Bạn cần phải xây dựng những tiêu chuẩn  đánh giá cụ thể, có thể đo lường được và thực  hiện cho điểm những kết quả mà bạn mong  muốn. Bạn cũng phải xác định rõ thời hạn hoàn thành công việc. Mọi người cần phải biết rõ mọi vấn đề liên quan đến những chỉ tiêu mà họ cần thực hiện, kết quả công việc của họ sẽ  được đánh giá ra sao và khi nào họ phải hoàn  thành nhiệm vụ.

Thứ bảy là quan tâm đến Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR): Thực hiện CSR là một hoạt động không thể thiếu ở các doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Thực hiện CSR không chỉ giúp doanh nghiệp mang lại hình ảnh thân thiện với khách hàng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với xã hội mà còn giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ở Việt Nam hiện nay đã có không ít doanh nghiệp chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội, nhờ đó đã tạo dựng được thương hiệu tốt. Từ năm 2005, Việt Nam đã có giải thưởng "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững" do được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hội nhập.

Cuối cùng, cần cập nhật thông tin cho mọi người. Theo các cuộc nghiên cứu về động cơ thúc  đẩáy làm việc, đa số các nhân viên đều cho rằng điều quan trọng nhất làm họ thỏa mãn trong  công việc là “được biết chuyện”. Mọi người  trong một tổ chức có nhu cầu rất lớn về việc  biết và hiểu những gì đang diễn  ra xung quanh họ có liên quan đến công việc của họ. Nếu bạn thông báo cho mọi người một cách đầy đủ và chính xác những thông tin và tình hình kinh doanh của công ty, họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn và làm việc đạt hiệu quả cao hơn.

Trường Luyện

 

Nguồn: Internet

 

Đóng

đăng ký nhận bài

Gửi email của bạn để nhận được những thông tin mới nhất của chúng tôi hàng tháng.

Vui lòng xác nhận bạn rất vui khi chúng tôi gửi email cho bạn


Đăng Ký Ngay