Tin tức

Bài viết nổi bật

"Mô hình chung của doanh nghiệp thành công"

5168 người xem

Chia sẻ: Facebook Twitter Google

Liệu có mô hình chung cho những thành công của các doanh nhân lớn trên thế giới? Câu trả lời là có. Mặc cho các loại hình kinh doanh rất đa dạng và phong phú, nhưng vẫn có điểm chung trong thành công của những tên tuổi lớn. Mô hình đó như thế nào?

Đi từ nhỏ đến lớn
Có bao giờ bạn nghĩ kinh doanh nhỏ có thể tạo nên một doanh nghiệp lớn. Đó là sự thật 100%. Đôi khi nhiều chủ doanh nghiệp dành cả thời gian và tiền bạc để đánh bắt những con cá lớn mà bỏ qua các cơ hội nhỏ hơn. Robyn Frankel, chủ hãng quan hệ cộng đồng ở St. Louis khẳng định: "Sẽ dễ dàng hơn để phát triển các mối quan hệ sẵn có hơn là thiết lập một cái gì đó mới mẻ" và chỉ ra bí quyết thành công rằng những khách hàng với dự án nhỏ nhất cũng có thể biến thành một cơ hội lớn. Vì thế, bà chào đón cả những dự án dù nhỏ nhất, hoàn thành chúng một cách khôn khéo và chủ động khai thác những cơ hội lớn hơn từ đó.
Đam mê đóng vai trò quan trọng
Đam mê, mẫu số thứ 2 có vai trò quan trọng để xây dựng doanh nghiệp tên tuổi ít ai ngờ đến. Vì sao ư? Ai cũng biết để trở thành một doanh nhân thành đạt là cả quá trình nỗ lực và hội đủ nhiều yếu tố. Lịch sử ghi nhận không ít doanh nhân dành cả tuổi thanh xuân để xây dựng nên thương hiệu lớn. Chính vì vậy, điều thiết yếu là phải yêu thích công việc mình đang làm. Mở công ty riêng là một thách thức, nhưng nó rất đáng giá khi bạn có cơ hội để thực hiện niềm đam mê của mình. Hơn thế, phải đam mê bởi đôi khi, cơ hội bỗng hiện ra vào lúc người ta ít mong đợi nhất. Những doanh nhân thành công luôn học cách mở rộng mắt và lắng tai để tìm kiếm mọi cơ hội, dù là nhỏ nhất. Thế nên, nếu không đam mê theo đuổi, họ sẽ dễ dàng bỏ cuộc. "Bạn sẽ không biết được công việc bắt đầu từ đâu", Raquel Ichardson, chủ một hãng marketing chia sẻ. Chìa khóa cho thành công là luôn phải gieo hạt giống. Bạn không biết nó sẽ mọc lên loại cây nào, nhưng khi bạn gieo càng nhiều, cơ hội để có một loại cây ưng ý sẽ tăng lên.

Tăng cường mạng lưới cá nhân
Các doanh nhân đều đồng ý rằng phương pháp marketing hiệu quả nhất không phải là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà là thông qua mạng thông tin cá nhân. Điều này đồng nghĩa với sự tham gia vào các tổ chức tại cộng đồng, gia nhập các nhóm doanh nhân địa phương, tham dự nhiều sự kiện để gặp gỡ mọi người. Robyn Frankel cho biết, một trong những cơ hội kinh doanh tốt nhất của bà xuất phát từ việc tham gia lãnh đạo một tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương. "Tôi cố gắng tham gia tích cực trong các tổ chức tại cộng đồng, điều này đã giúp ích rất nhiều trong công việc kinh doanh mà tôi đang theo đuổi".
Kiếm tiền từ những hoạt động phi lợi nhuận
Nhiều doanh nhân khởi nghiệp bằng cách tình nguyện tham gia các dự án tại khu vực sinh sống. Điều này sẽ cho họ cơ hội bổ sung vào danh mục vốn đầu tư, tạo mối quan hệ, và bắt đầu quá trình liên kết mạng lưới rất quan trọng. Susan Keuhnhold, chủ sở hữu một hãng thiết kế đồ họa lớn tại Indianapolis, đã khởi nghiệp bằng cách tham gia dự án thiết kế cho trường học của con mình một cách tình nguyện. "Tôi thường tham dự các cuộc họp, nghe ngóng các nhu cầu và đề xuất những gì tôi có thể làm", bà nói. "Tôi thực hiện một vài dự án thành công và cuối cùng ngày càng nhiều người biết đến công việc của tôi. Tôi nhanh chóng thiết lập được một mạng lưới khách hàng mà rất nhiều trong đó vẫn duy trì đến hôm nay". 

Trách nhiệm với xã hội
Từ các hoạt động phi lợi nhuận, thuật ngữ trách nhiệm với xã hội (CSR) được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội cho việc khẳng định thương hiệu tên tuổi và xây dựng thành công niềm tin với khách hàng. Có thể kể đến những điển hình: Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union; Cùng nhau làm sạch trái đất của Công ty Ajinomoto Việt Nam; Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của Công ty Unilever; Cùng Grab chung tay xây cầu đến lớp…
Các doanh nghiệp Việt ý thức rõ trách nhiệm xã hội và tạo nên mảng kinh doanh ý nghĩa hơn thay vì chỉ tạo nên lợi nhuận thuần túy
Thành công đến với doanh nghiệp CSR
Trách nhiệm xã hội và thực hành đạo đức rất quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nghiên cứu CSR toàn cầu năm 2015 nhận thấy rằng 91% người tiêu dùng toàn cầu mong đợi các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Câu chuyện thành công tăng trưởng bền vững của Nestlé nhờ thực hiện CSR là một điển hình để các doanh nghiệp đồ uống noi theo. Dự án phát triển cà phê bền vững - NESCAFÉ Plan - được triển khai tại Việt Nam từ năm 2011, cho tới nay đã góp phần cải tạo 20.000 ha diện tích cà phê già cỗi.Trong vòng 22 năm qua, tổng vốn đầu tư của công ty vào thị trường Việt Nam đã tăng liên tục từ 21 triệu USD trong năm 1995 lên 520 triệu USD hiện nay. Đối với Nestlé, việc tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng nóng trong thời gian ngắn không phải là điều mà công ty nhắm đến, mà chính là sự tăng trưởng bền vững trong thời gian dài.
Hơn nữa, 84% nói rằng họ tìm kiếm các sản phẩm có trách nhiệm bất cứ khi nào có thể. Số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và tích cực tìm kiếm các sản phẩm từ các doanh nghiệp hoạt động về mặt đạo đức. CSR chứng minh rằng một doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội tác động đến lợi nhuận, điều này sẽ thu hút những khách hàng tăng nền tảng giá trị, tăng tính bền vững cho doanh nghiệp.

Thái Hòa

 

Đóng

đăng ký nhận bài

Gửi email của bạn để nhận được những thông tin mới nhất của chúng tôi hàng tháng.

Vui lòng xác nhận bạn rất vui khi chúng tôi gửi email cho bạn


Đăng Ký Ngay