Tin tức

Tin tức

"Doanh nghiệp Việt Nam biến “nguy” thành “cơ” để phát triển trong đại dịch Covid-19"

742 người xem

Chia sẻ: Facebook Twitter Google

Covid-19 là đại dịch, nhưng là cơ hội phát triển của Việt Nam nếu biết tổ chức quản lý Nhà nước tốt, kinh doanh tốt, hợp tác tốt; vai trò Doanh nghiệp (DN) là lực lượng chủ chốt trên mặt trận kinh tế từ tăng trưởng, thu ngân sách, giải quyết việc làm, áp dụng khoa học kỹ thuật, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định như vậy trong Hội nghị "Cùng nỗ lực - Vượt thách thức - Đón thời cơ - Phục hồi nền kinh tế" hồi tháng 5/20202.

Chúng ta đưa ba yêu cầu: các DN không được trông chờ, ỷ lại trong phát triển; DN phải được tái cơ cấu để nâng cao trình độ quản trị, phát triển bền vững; các cấp, các ngành, đặc biệt là DN phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 trong phát triển để nâng cao năng suất.
Các bộ, cơ quan, đặc biệt là các địa phương phải có chương trình hành động cụ thể tháo gỡ khó khăn nhằm tạo điều kiện cho DN phát triển. Trong đó, cải thiện tình hình kiểm soát, tăng cường hậu kiểm, làm nhanh các thủ tục, tháo gỡ cho DN phát triển, nhất là các vướng mắc ở các địa phương nơi DN đóng trụ sở. Quan tâm các DN và người lao động yếu thế, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa bị tác động lớn bởi những nơi này có nhiều người lao động. Quan tâm, xử lý kiến nghị của DN nhanh, thuận lợi, kịp thời, không được “đổ qua, đổ lại”, làm mất thời cơ của DN. Các DN đang mong chờ các cơ quan Nhà nước, địa phương tháo gỡ, giải quyết nhanh. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm xử lý nhanh những kiến nghị này.
Đối với DN cũng như Nhà nước cần phải giữ ba thứ hiện nay, đó là giữ lao động; thị trường và phát triển thị trường, nhất là thị trường trong nước và các thị trường nước ngoài, trong đó có các thị trường đối tác FTA; giữ danh dự, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam, đổi mới, trung thực và quyết tâm phát triển DN, kể cả các loại hình DN nhà nước, tư nhân, FDI, HTX. Do đó phải cải cách, tái cơ cấu DN phù hợp bối cảnh hiện nay.
Các cơ quan nhà nước chủ yếu là các bộ, địa phương bên cạnh chương trình hành động đang xây dựng thì phải quan tâm xử lý, đó là tạo môi trường tốt cho DN; hợp tác, hỗ trợ DN cả về chính sách, nhất là chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, giảm lãi suất, giảm chi phí, chia sẻ cùng DN... Các DN đều mong muốn cần giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giá trị đồng Việt Nam.
Các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tố tụng, điều tra, kiểm toán, xét xử hành động trên tinh thần không hình sự các quan hệ kinh tế dân sự, nếu có phương án khắc phục vi phạm. Điều này cũng tạo môi trường tốt cho DN. Nâng cao đạo đức công vụ, tạo mọi thuận lợi cho phát triển, chủ động tìm nguồn lực cho phát triển, nhất là hạ tầng. Các thành phố lớn, cơ sở hạ tầng đều phải phát triển nhanh, nhất là dịch vụ logistics...
Nhà nước và DN phối hợp đào tạo lại lao động là yêu cầu cấp bách hiện nay. Các hiệp hội ngành nghề trong nước và của các nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò tập hợp thông tin, nhất là tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý để áp dụng nhanh vào DN trực thuộc, phản ánh kịp thời kiến nghị của DN lên Chính phủ, địa phương. Những kiến nghị này sẽ được quan tâm, xử lý trong thời gian tới.
Thủ tướng khẳng định DN Việt Nam, DN nước ngoài đầu tư ở Việt Nam gắn liền niềm tự hào dân tộc, một dân tộc chịu đựng, vượt khó. Việt Nam có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Khó khăn hai thì chúng ta cố gắng ba để vượt qua, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Chính vì vậy, chúng ta cùng đoàn kết, quyết tâm, cùng lập thành tích hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất năm nay và các năm tiếp theo, đóng góp vào sự phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ở Việt Nam.
Thủ tướng chúc các DN, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước thành công, đóng góp vào sự phát triển quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Theo Nhân Dân
 

Đóng

đăng ký nhận bài

Gửi email của bạn để nhận được những thông tin mới nhất của chúng tôi hàng tháng.

Vui lòng xác nhận bạn rất vui khi chúng tôi gửi email cho bạn


Đăng Ký Ngay